Kỹ năng lãnh đạo không chỉ dành cho người đi làm mà ngay cả thế hệ thanh thiếu niên khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng cần biết và định hình cho bản thân xu hướng lãnh đạo phù hợp.
Hãy cùng 4H Vietnam tìm hiểu các thông tin cơ bản về kỹ năng lãnh đạo, một kỹ năng mà thanh thiếu niên hiện đại cần biết để ứng dụng nhé.
Leadership là gì?
Theo định nghĩa của Wiki “Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của các thành viên trong đội nhóm nhằm đạt mục tiêu của cả nhóm. Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của nhóm. Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về đội nhóm”
Một số phong cách lãnh đạo điển hình– Common Leadership style
Chúng mình cùng 4H Vietnam tìm hiểu những phong cách lãnh đạo điển hình của thế giới, soi lại bản thân và dần định hình cho riêng mình một kỹ năng, một phong cách lãnh đạo phù hợp nhé.
- Phong cách lãnh đạo huấn luyện: Một nhà lãnh đạo huấn luyện là người có thể nhanh chóng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu và động lực của các thành viên trong nhóm của họ để giúp mỗi cá nhân tiến bộ.
- Phong cách lãnh đạo tầm nhìn: Các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa có khả năng thúc đẩy tiến bộ và mở ra các giai đoạn thay đổi bằng cách truyền cảm hứng cho các thành viên và tạo niềm tin cho những ý tưởng mới.
- Phong cách lãnh đạo phục vụ: Các nhà lãnh đạo phục vụ sống theo tư duy lấy con người làm đầu và tin rằng khi các thành viên trong nhóm cảm thấy hoàn thành tốt về mặt chuyên môn và cá nhân, họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn và có nhiều khả năng tạo ra những sáng tạo tuyệt vời.
- Phong cách lãnh đạo chuyên quyền: Còn được gọi là “phong cách lãnh đạo độc đoán”, kiểu lãnh đạo này là người chủ yếu tập trung vào kết quả và hiệu quả. Họ thường đưa ra quyết định một mình hoặc với một nhóm nhỏ, đáng tin cậy và mong đợi nhân viên làm đúng những gì họ được yêu cầu
- Phong cách lãnh đạo chuyển giao hay Laissez – Faire: Phong cách Laissez-faire đối lập với kiểu lãnh đạo chuyên quyền, chủ yếu tập trung vào việc giao nhiều nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và cung cấp ít hoặc không có sự giám sát.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ: Là sự kết hợp của các độc đoán và Chuyển giao Một nhà lãnh đạo dân chủ là người hỏi ý kiến và xem xét phản hồi từ nhóm của họ trước khi đưa ra quyết định.
- Phong cách Pacestter: Các nhà lãnh đạo Pacesetter chủ yếu tập trung vào hiệu suất, thường đặt ra các tiêu chuẩn cao và yêu cầu các thành viên trong nhóm của họ phải chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu của họ.
- Phong cách lãnh đạo chuyển đổi: Tương tự như phong cách Huấn luyện ở chỗ nó tập trung vào thông tin liên lạc rõ ràng, thiết lập mục tiêu và động lực của nhân viên. Tuy nhiên, thay vì đặt phần lớn sức lực vào các mục tiêu cá nhân của mỗi nhân viên, nhà lãnh đạo chuyển đổi được thúc đẩy bởi sự cam kết đối với các mục tiêu của tổ chức.
- Phong cách lãnh đạo giao dịch: Theo phong cách lãnh đạo này, người quản lý thiết lập các biện pháp khuyến khích định trước — thường là dưới hình thức khen thưởng bằng tiền nếu thành công và hành động kỷ luật nếu thất bại.
- Phong cách quan liêu: Các nhà lãnh đạo quan liêu tương tự như các nhà lãnh đạo chuyên quyền ở chỗ họ mong đợi các thành viên trong nhóm của mình tuân theo các quy tắc và thủ tục một cách chính xác.
Kỹ năng lãnh đạo có phải là một tài năng thiên bẩm?
Với lứa tuổi teen, khi nhắc đến từ “Lãnh đạo” có thể chúng ta sẽ bỏ qua và xem đó không phải là việc của mình. Nhưng nếu quan sát, chúng ta sẽ thấy trong lớp, trong nhóm mình có một bạn nào đó nổi trội hơn, “cầm đầu” và là “thủ lĩnh”. Vậy hãy tìm hiểu xem đó là bẩm sinh hay có thể rèn luyện thành một kỹ năng cho thanh thiếu niên hiện đại nhỉ?
Bất kỳ ai cũng có thể là lãnh đạo, không chỉ những người được giao cho vai trò quản lý chính thức. Không giống như các lý thuyết cũ tin rằng chỉ một số người được sinh ra để trở thành nhà lãnh đạo, tin tốt là các kỹ năng lãnh đạo có thể được phát triển. Điều này rất quan trọng bởi vì không phải ai sinh ra cũng có tài dẫn đường cho người khác, và ngay cả những người đã là nhà lãnh đạo, luôn có thể phát triển thêm các kỹ năng của mình băng việc tự rèn luyện các kỹ năng.
Trong đời người, có nhiều cơ hội để thực hành vai trò lãnh đạo và phát triển khả năng lãnh đạo. Một số người trở thành lãnh đạo từ sớm – làm lớp trưởng từ năm học lớp 8, là thủ lĩnh trò chơi cũng như chuyên “đầu têu” ra các trò nghịch ngợm ở khu phố gần nhà, làm đội trưởng đội bóng đá trường trung học. Một vài trong số đó có thể tiếp tục trở thành những người có quyền lực và có ảnh hưởng lớn trong thế hệ của họ, nhưng nhiều người khác có thể không bao giờ nắm giữ các vị trí lãnh đạo hoặc hành động với tư cách lãnh đạo nữa. Số khác thì trải qua một con đường dài hơn để phát triển thành lãnh đạo, có thể gọi đó là lộ trình”thông thường”: học đại học, liên tục tích lũy kinh nghiệm và đảm nhận các công việc có trách nhiệm ngày càng tăng, kết thúc bằng một vị trí lãnh đạo chính thức
Vậy để trở thành một lãnh đạo cần phải rèn luyện những kỹ năng gì?
Rõ ràng là hiện nay luôn có sự nhầm lẫn về các thuật ngữ lãnh đạo và quản lý vì hai thuật ngữ này thường thay thế cho nhau. Trong khi quản lý là quản lý – lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực – lãnh đạo quan tâm nhiều hơn đến việc tạo điều kiện cho mọi người.
Kỹ năng lãnh đạo đến từ bên trong một người khi họ có ý thức và nỗ lực rèn luyện các kỹ năng để thấu hiểu, động viên và huấn luyện được người khác.
Dưới đây là 7 kỹ năng cần có và phải được rèn luyện thường xuyên để trở thành một người lãnh đạo tài năng:
- Tự nhận thức – Self-awareness: Biết bản thân, cách bạn gặp gỡ người khác và tác động của bạn đối với họ.
- Trao quyền cho mọi người – Empowering people: Liệu bạn có thực sự quan tâm và cho phép người khác hoàn thành công việc hay không.
- Phát triển người khác – Developing others: Cố vấn và cung cấp cơ hội cho người khác học hỏi.
- Thách thức hiện trạng – Challenging the status quo: Tích cực đón nhận sự thay đổi và hình dung ra những cách tốt hơn để thực hiện công việc.
- Kỹ năng giao tiếp – Communication skills: Nghe, nói và giữ thông tin cho người khác.
- Làm cho mọi người có trách nhiệm – Making people accountable: Có can đảm và khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn.
- Đưa ra phản hồi – Giving feedback: Đưa ra lời khuyên liên tục để mọi người có thể học hỏi và phát triển.
Team 4H Vietnam