Tham gia chương trình 4H Vietnam, các thanh thiếu niên được tiếp cận với kiến thức, tư duy và các kỹ năng để trang bị trong cuộc sống. .
Nhiều kỹ năng sống mà các thanh thiếu niên đạt được qua việc tham gia 4H Vietnam được xác định trong mô hình tập trung kỹ năng sống chắt lọc từ một số trường Đại học của Mỹ.
Các lãnh đạo tương lai được kết nối các kỹ năng sống học được thông qua thực hành tại chỗ cũng như các chương trình trải nghiệm thực tế.
Các thanh thiếu niên được tiếp cận với phương pháp huấn luyện coaching thông qua các câu hỏi thảo luận phù hợp với lứa tuổi, từ đó giúp thanh thiếu niên tìm được phương pháp xử lý các kỹ năng sống họ học được qua dự án 4H Vietnam.
Một số kỹ năng mà thanh niên có thể học được thông qua trải nghiệm về HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG , bao gồm:
Công dân có trách nhiệm:
- Phát triển kiến thức của một công dân cá nhân và tinh thần trách nhiệm trước nghĩa vụ, quyền và đặc ân như một thành viên của một cộng đồng hoặc quốc gia.
- Tham gia một cuộc họp cộng đồng trong khu dân cư
- Tham gia quá trình tranh cử của một chính trị gia
- Tham gia thảo luận tại cuộc họp câu lạc bộ, thảo luận các giải pháp để giải quyết nó.
Học tập phục vụ cộng đồng:
- Đạt được kỹ năng và kinh nghiệm thông qua tích cực tham gia vào các trải nghiệm phục vụ cộng đồng có tổ chức mà đáp ứng nhu cầu thực tế của cộng đồng và được phối hợp với nhà trường và cộng đồng; học tập gắn với thực tế cuộc sống.
- Hỏi các thành viên cộng đồng về những yêu cầu cho dự án ở trong khu vực.
Giao tiếp:
- Trao đổi suy nghĩ, thông tin và ý tưởng giữa các cá nhân; gửi và nhận thông tin sử dụng lời nói, chữ viết, cử chỉ và biểu hiện nghệ thuật.
- Gửi thư/e-mail cho bộ phận luật pháp đia phương về một chủ đề quan trọng cho cộng đồng của bạn.
- Làm một bài thuyết trình về một chủ đề mà cộng đồng bạn quan tâm tại cuộc họp câu lạc bộ.
- Trình bày một góc nhìn về một vấn đề qua chữ viết, lời nói hoặc hình ảnh.
- Lắng nghe với một tâm trí cởi mở cho tất cả các góc nhìn về một vấn đề.
Giải quyết xung đột:
- Tìm và áp dụng những cách sáng tạo và không mang tính phá hoại để giải quyết sự khác biệt giữa hai hoặc nhiều người: hòa hợp với người khác.
- Lắng nghe cả hai góc nhìn và đồng ý về cách tốt nhất để tiến hành.
- Lập kế hoạch/tổ chức – Đề ra một phương pháp để làm điều gì đó đã được nghĩ ra trước đó; làm thế nào để các phần có thể kết hợp với nhau.
- Lập dàn ý về những điều bạn có thể nói tại một cuộc họp công khai.
Một số câu hỏi mà các Huấn luyện viên (Coach) sử dụng:
- Điều gì khiến bạn thích hoạt động này? Phần yêu thích của bạn là gì?
- Những cách mà chúng ta có thể học điều mới là gì?
- Bạn đã quan sát được gì?
- Điều gì khiến hoạt động này tốt/thú vị?
- Điều gì khiến bạn bất ngờ về hoạt động/sự kiện hòa nhập cộng đồng này?
- Bạn đã học được điều gì từ hoạt động này mà trước đây bạn không biết?
- Bạn sẽ dạy người khác về hoạt động hoặc ý tưởng này như thế nào?
- Bạn đã học được gì về kỹ năng của bạn trong giao tiếp với người khác?